Công ty cổ phần phát triển máy công nghiệp Thăng Long chuyên nhập khẩu và phân phối các loại máy và thiết bị xây dựng hàng đầu Việt Nam

Hiển thị các bài đăng có nhãn tintuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tintuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Phương pháp bảo dưỡng pa lăng cầu trục

Pa lăng cẩu trục là là một trong những thiết bị nâng hạ được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp. nó có thể lắp đặt trong nhà hay ngoài trời tuy nhiên với những loại cầu trục tải trọng lớn cần có điện 3pha để hoạt động. Cầu trục là bộ phận để treo các thiết bị nâng hạ như pa lăng xích hay pa lăng cáp nhằm nâng hạ hay di chuyển các vật nặng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cũng có những khi xảy ra hỏng hóc mà không phải ai cũng biết sửa chữa, bảo dưỡng đúng cách. Bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số Phương pháp bảo dưỡng pa lăng cầu trục nhằm giúp quý khách hàng sử dụng cầu trục hiệu quả và nâng cao tuổi thọ của cầu trục.


Phương pháp bảo dưỡng pa lăng cầu trục

Hình ảnh pa lăng cầu trục


Trong quá trình sử dụng cầu trục sẽ bị hao mòn và sảy ra hỏng hóc. Mặt khác, cầu trục được sử dụng để vận chuyển, nâng hạ những vật rất nặng nên ta cần thường xuyên chú ý bảo dưỡng để thiết bị vân hành một cách an toàn và hiệu quả. Quá trình bảo dưỡng pa lăng cầu trục ta cần thực hiện 2 giai đoạn dưới đây.

1. Bảo dưỡng pa lăng cầu trục hàng ngày.





Hàng ngày, trong quá trình đang làm việc hoặc không làm việc, các bạn nên kiểm tra xem có tiếng kêu bất thường nào không, đồng thời kiểm tra cả độ rung từ motor, tời, xe con, vòng bị, tang cáp,... Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hỏng hóc,có thể là do khớp nối motor không tốt, trục motor bị cong, khung rầm, ray của nhà xưởng không tốt hoặc có thể là móc cẩu bị hỏng và toàn bộ bu lông ecu bị rơ lỏng.

Bên cạnh việc kiểm tra các bộ phận của cầu trục nên kết hợp kiểm tra pa lăng treo trên nó. Ví dụ như đối với pa lăng cáp thì dây cáp phải đảm bảo xoắn đều và không nằm ngoài rãnh của tang cáp. Các phanh về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh nếu không đều phải căn chỉnh lại, vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để bụi bẩn và dầu mỡ bám vào bánh phanh. Bên cạnh đó bạn nên kiểm tra và xiết chặt lại các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to...

Hướng dẫn bảo dưỡng cầu trục hàng ngày

Bảo dưỡng pa lăng cầu trục hàng ngày - Ảnh minh họa.

2. Bảo dưỡng pa lăng cầu trục định kỳ.



Theo nguyên tắc, trước khi bắt đầu sửa chữa phải đóng bàn kẹp trên bộ phận quay, không để các bộ phận dễ cháy nổ gần cầu trục. Bên cạnh đó, không dùng xăng, dầu hoặc chất dễ cháy  để vệ sinh máy. Một lưu ý nữa là bạn phải ngắt hết các nguồn điện trước khi sửa chữa. Khi hoàn thành công việc phải đóng tất cả  các thiết bị bảo vệ và các nắp của nó.

 

2.1 Bảo dưỡng từng bộ phận của cầu trục.




Dầm chính cầu trục là bộ phận nên kiểm tra đầu tiên vì đây là bộ phận quan trọng của cầu trục. Cần kiểm tra kỹ các mối hàn nối tấm, nếu phát hiện đứt gãy phải sửa hoặc thay ngay. Thường thì dầm chính cầu trục không hay bị hỏng hóc nếu nhà sản xuất đáp ứng đầy đủ quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm khi chế tạo từ bước đầu.

Thứ hai, bạn nên bảo dưỡng pa-lăng cầu trục. Bạn cần kiểm tra các bộ phận như tang cuốn, động cơ nâng hạ, động cơ di chuyển pa-lăng, độ rơ mòn của bánh xe. Khi cần thiết có thể tháo các chi tiết hao mòn tự nhiên như má phanh, cuộn hút để kiểm tra và đánh giá mức độ hao mòn  và dự kiến thời gian phải thay thế các chi tiết này. ( xem thêm bài viết Cách sử dụng các loại tời kéo điện và pa lăng điện an toàn nhất để biết cách sử dụng và bảo dưỡng các loại pa lăng đúng cách )

Đối với rầm đỡ ray, ray di chuyển cầu trục thì cần đảm bảo không bị méo hoặc biến dạng. Thi thoảng, bạn kiểm tra các mối nối rầm đỡ ray xem các mối nối đỡ ray có hiện tượng nứt gãy không. Ngoài ra bạn nên chú ý xem và kiểm tra độ mòn của hệ ray dẫn an toàn và chổi tiếp điện, đây là những bộ phận hao mòn tự nhiên nên cần lưu tâm đến.

2.2 Hướng dẫn bôi trơn các bộ phận của cầu trục.


Những bộ phận cần bôi trơn như: Dây cáp, các khớp nối, gối đỡ các cụm bánh xe, các hộp giảm tốc, các gối đỡ trên tang cuốn cáp, trục, puly..

Hướng dẫn bôi trơn bảo dưỡng cầu trục


Đối với dây cáp trước khi tra mỡ phải vệ sinh sạch sẽ chất bám bẩn trên dây cáp rồi   dùng dầu hỏa cho hết mỡ cũ. Dùng khí nén thổi sạch hết dầu hỏa bám trên dây cáp sau đó cho tang cáp cuốn hết cáp lên đến vị trí cực hạn trên quét phủ đều mỡ lên dây cáp theo chu vi tang cuốn cáp để bôi trơn mặt ngoài của dây cáp, tiếp theo cho tang cáp quay ngược lại nhả cho cáp xuống cực hạn dưới quét phủ đều mỡ theo chu vi tang cuốn để bôi trơn cho mặt trong của dây cáp.
Đối với hộp giảm tốc khi thay dầu phải thoát hết dầu cũ trong hộp sau đó dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bả thổi vào bên trong hộp vệ sinh sạch sẽ hết cặn bẩn, mạt sắt dính bám trong hộp sau đó đổ dầu vào hộp theo mức báo dầu.
Trên đây chúng tôi đã Hướng dẫn bảo dưỡng cầu trục để sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả và an toàn. Nếu Quý khách cần tư vấn thêm về kỹ thuật hoặc có nhu cầu mua các sản phẩm pa lăng - tời kéo vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0969 623 286 để được hỗ trợ tốt nhất.
Xin trân trọng cảm ơn !

Phân biệt một số loại tời kéo hiện nay


Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại tời kéo khác nhau khiên nhiều khách hàng thường khó tìm được loại tời cần thiết cho mục đích sử dụng của mình. Vì vậy bài viết Phân biệt một số loại tời kéo hiện nay hy vọng sẽ giúp các bạn phân biệt được các loại tời kéo và lựa chọn sản phẩm đúng nhất với mục đích sử dụng của mình.

1. Tời kéo là gì?

Tời kéo là một thiết bị nâng hạ  được sử dụng nhiều trong công nghiệp và xây dựng, Tời kéo thường có tang quấn dây được sử dụng để nâng vật liệu, hàng hóa lên cao, có thể sử dụng để kéo tải dịch chuyển ngay cả trong mặt phẳng ngang và nghiêng. Tời kéo sử dụng điện 1 pha hoặc 3 pha và có thể nâng vật năng theo phướng thẳng đứng hoặc theo phương nằm ngang.

Tời kéo là gì?


Hình ảnh tời kéo mặt đất

2. Tời kéo gồm những loại nào ?


Theo nguồn dẫn động, tời kéo được chia thành 2 loại chính đó là: tời kéo tay và  máy tời kéo.

2.1. Tời kéo quay tay.


Tời kéo quay tay hay còn gọi là tời kéo tay thường được chế tạo với lực kéo của cáp 5 – 80kN và  chiều dài cáp trên tang 50 – 200m. Tời gồm tang cuốn cáp, các cặp bánh răng truyền động và khung tời được hàn từ thép tấm và tấm hình. Nâng, hạ vật bằng cách quay tay quay. Trên trục dẫn động có hai bánh răng có thể dịch chuyển dọc trục để thay đổi tỷ số truyền. Khi nâng vật nặng thì dùng bánh răng nhỏ còn khi nâng vật nhẹ dùng bánh răng lớn để tăng tốc độ.


Tời kéo quay tay.

Hình ảnh tời kéo tay

Để đảm bảo an toàn, tời được trang bị phanh tự động có mặt ma sát tách rời. Phanh được đặt trên trục thứ hai của bộ truyền để có thể sang số khi nâng vật. Vật nâng chỉ có thể hạ được khi quay tay quay theo chiều hạ. Tay quay được đặt ở cả hai đầu của trục dẫn động để đảm bảo cho một, hai hoặc bốn người có thể làm việc đồng thời.
Tời kéo tay chuyên dùng để nâng các vật liệu, hàng hóa nhẹ hoặc kéo các xe có tải trọng nhỏ. Tời kéo cần được kẹp chặt trên nền đất hoặc gắn trên tường khi làm việc. Loại tời này cần chú ý phải đảm bảo chắc chắn, chịu được hai lần lực kéo danh nghĩa.

2.2 Máy tời kéo.


Máy tời kéo là thiết bị có mức công suất cao hơn vượt trội so với tời kéo bằng tay, sức nâng lớn nên được sử dụng trong các kho xưởng lớn, công trình thi công cần sức nâng cao. Máy hoạt động dựa trên động cơ điện, được gắn trên khung bê để dễ dàng vận chuyển cũng như định vị chống lực kéo ngang hoặc nghiêng. Được phối hợp với tổ hợp ròng rọc, máy tời kéo thường dùng để kéo hoặc nâng hạ vật rất nặng. Lượng cáp trên tời rất lớn có thể lên đến 200 – 400m.

Theo liên kết động học giữa động cơ và tang cuốn cáp, tời dẫn động máy được chia thành hai loại: Tời điện đảo chiều và Tời với khớp ma sát .

2.2.1 Tời điện đảo chiều.


Tời điện đảo chiều là dòng tời mini 1pha còn được gọi là tời điện thuận nghịch  là loại máy được sử dụng phổ biến nhất. Tời điện đảo chiều gồm động cơ điện 1, khớp nối đàn hồi 2, phanh 3, hộp giảm tốc 4 và tang cuốn cáp 5. Các bộ phận của tời đặt trên bệ bằng thép hàn và cố định bằng Bulông.


Thông tin thêm : Vì dòng tời này có kết cấu và phương thức hoạt động cũng như cách sử dụng khá giống với pa lăng cáp điện nên ta cũng có thể coi đây là pa lăng cáp điện 1pha.


Tời điện đảo chiều.


Tời điện đảo chiều

Tời điện đảo chiều cũng thường được sử dụng làm cơ cấu dẫn động của cần trục, thang nâng và các máy xây dựng khác. Động cơ điện thường dùng loại động cơ điện xoay chiều với rô to dây cuốn hoặc lồng sóc; việc đảo chiều quay của tang được thực hiện bằng cách đảo chiều quay của động cơ điện. Tời điện đảo chiều được trang bị phanh hai má loại thường đóng. Bánh phanh là nửa khớp nối đàn hồi và đặt trên trục vào của hộp giảm tốc.

Tời điện đảo chiều được dẫn động bằng động cơ điện và có liên kết cứng với tang cuốn cáp.  Vận tốc quay của tang tời là vận tốc quay của trục động cơ với tỉ số truyền của hộp giảm tốc và vận tốc kéo cáp với đường kính tang, số dây quấn lên tang và đường kính cáp. Công suất được tính với lực kéo cáp, hiệu suất chung của bộ máy tời và hệ số lực động.

2.2.2 Tời với khớp ma sát.


Tời với khớp ma sát được dẫn động bằng động cơ điện hoặc động cơ đốt trong và liên kết với tang cuốn cáp bằng khớp ma sát. Tời với ma sát  phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi lực kéo căng không đổi. Nó tối ưu hiệu quả sử dụng hai tang cuốn, kết quả là giảm diện tích lắp đặt và khiến hệ thống trở nên đơn giản. Điều này cũng giúp giảm chi phí sử dụng cho người dùng và làm đây cũng là một ưu điểm của tời với khớp ma sát đôi với loại tời khác.


Giữa tang và động cơ qua trục nối ma sát có mối liên hệ ma sát với nhau. Động cơ của tời ma sát luôn quay một chiều theo chiều nâng, khi hạ vật ly hợp được mở và vật rơi tự do.  Tốc độ hạ vật được khống chế bằng phanh đai. Nguyên lý này có thể sử dụng một động cơ dẫn động cho nhiều tang, mỗi tang sẽ có một ly hợp và một phanh riêng.

Khi có bất cứ vướng mắc gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0969 623 286 để được chuyên viên tư vấn của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG – Nhà nhập khẩu và phân phối các sản phẩm máy công nghiệp , máy xây dựng , thiết bị nâng hạ hàng đầu tại Việt Nam.

Ngoài các dòng tời nâng chúng tôi còn cung cấp một số dòng sản phẩm khác như Pa lăng xích kéo tay hay pa lăng xích điện ….

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Xin trân trọng cảm ơn !


Pa lang xích kéo tay là cái gì vậy ?

Đôi khi với những người chưa nhìn thấy hoặc chưa được tiếp xúc với loại thiết bị này thi sẽ không biết pa lăng là cái gì và dùng nó để làm gì. vậy bài viết dưới đây tôi chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn hiểu rõ về pa lăng xích kéo tay và cách phân biệt nó với một số loại pa lăng khác. 

Pa lang xích kéo tay là cái gì vậy ?


Pa lang xích kéo tay là cái gì vậy ? 


Pa lăng xích kéo tay là một loại thiết bị công nghiệp thuộc nhóm thiết bị nâng hạ có xích tải và xích kéo để kéo một vât nặng lên cao hoặc hạ vật nặng xuống dưới. sợi xích này được thông qua hệ thống puly truyền lực để tăng lực kéo ở đầu ra. 

Pa lang xích kéo tay để làm gì vậy ? 

Pa lăng xích kéo tay thường được sử dụng trong các công việc lắp ráp, sửa chữa hoặc khi không có nguồn điện với tải nâng nhỏ , chiều cao nâng không lớn và sử dụng không thường xuyên. Ngoài ra nó được sử dụng trong các kho hàng, bến bãi, công trình xây dựng, bãi tập kết vật liệu  ..., 



Cách phân biệt các loại pa lăng với nhau :


Pa lăng xích lắc tay : Cũng giống như pa lăng xích kéo tay nhưng thay vì ta sử dụng xích kéo thì sử dụng một bộ tay gạy. lắc qua lắc lại cần gạt này thì vật sẽ được nâng lên - hạ xuống theo mục đích. 

Pa lăng xích điện : Là pa lăng sử dụng điện để hoạt động, chỉ thích hợp sử dụng trong nhà kho, nếu sử dụng ngoài trời phải có thiết bị che chắn hợp lý để không bị tác động của môi trường. Pa lăng xích điện thì sử dụng bằng cách bấm nút nên rất nhẹ nhàng và tiện dụng. 

Pa lang xích kéo tay là cái gì vậy ?
Pa lăng xích điện và cáp điện


Pa lăng cáp điện : cũng giống như pa lăng xích điện nhưng thay vì sử dụng dây xích thì ta sử dụng dây cáp. Đặc điểm chung của 2 loại pa lăng này đều có tải trọng nâng lớn và cần được gắn trên cầu trục. Để tìm hiểu về cầu trục thì bạn xem tại link này http://www.mayxaydungthanglong.vn/tim-hieu-ve-cau-truc-dam-don/




Pa lăng bị hỏng bánh đĩa xích do đâu

Pa lăng bị hỏng bánh đĩa xích do đâu

Pa lăng xích là một thiết bị nâng hạ chuyên dụng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, từ những kho hàng, bãi tập kết, công trình xây dựng cho đến ngay cả những công việc nâng hạ thông thường trong gia đình hay xưởng sửa chữa máy móc cũng đều có thể sử dụng pa lăng xích. 

Pa lăng xích có 2 loại chính là pa lăng xích kéo tay và pa lăng xích lắc tay ( gạt tay ). Đây là 2 loại pa lăng dễ dàng sử dụng và có thiết kế gọn nhẹ, không mất nhiều công lắp đặt chỉ cần mua về là có thể dùng được ngay. Trong cả 2 loại pa lăng này đều có một bộ phận truyền động và là bộ phận quan trọng nhất là bánh đĩa xích hay còn gọi là bánh răng. Đây là bộ phận có chắc năng như puly của dòng dọc. Bộ phận này có vai trò truyền động xích khi kéo đồng thời là bộ phận trợ lực cho người kéo nhẹ nhàng hơn. 

Theo thời gian bộ phận này sẽ bị hư hỏng, vậy ta hãy cùng xem các nguyên nhân gây hư hỏng bánh răng pa lăng xích kéo tay dưới đây. 



Pa lăng bị hỏng bánh đĩa xích do đâu



1) Bánh đĩa xích của pa lăng xích bị mòn nhanh:

Nguyên nhân này thường xảy ra khi bánh đĩa xích của pa lăng không được bôi trơn tốt, Người sử dụng không bảo dưỡng và bôi trơn định kỳ, dầu bôi trơn bẩn. Trong pa lăng xích, ở vị trí bộ truyền dẫn của pa lăng xích thường để hở ( xem hình dưới ) , trong quá trình sử dụng nếu không có thiết bị che chắn tốt sẽ làm bụi ,các hạt mài lọt vào giữa hai mặt ăn khớp tạo nên ma sát và mài mòn. Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh cũng là tác nhân gây ra hiện tượng mòn nhanh, chế độ ăn khớp giảm, gây ồn.

Hiện tượng này chưa có phương pháp xác định độ mòn và tính toán độ mòn vì hiện tượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính chất ngẫu nhiên nên khó xác định. Hiện tượng mòn thường được kiểm tra bằng sự ăn khớp của hai bánh răng bằng bột màu. Khi bánh răng vượt mức giới hạn mòn, không thể sử dụng được thì tiến hành sửa chữa.


Để giảm độ mòn có thể tăng độ rắn và độ nhẵn bề mặt răng, phải có thiết bị che chắn, dùng dầu bôi trơn hợp lý.



Hình ảnh : Vị trí bộ truyền dẫn của pa lăng xích thường để hở 
( tại 2 vòng màu trắng )


2) Bánh đĩa xích bị mẻ răng, gãy răng :


Đây là sự cố rất nghiêm trọng cũng thường sảy ra khi mua các sản phẩm pa lăng xích kém chất lượng, sự cố này không những làm bộ phận truyền động mất đi khả năng làm việc mà có thể còn phá hỏng các chi tiết khác.


Các nguyên nhân có thể gây gãy bánh răng như :
Do quá tải hoặc sự ăn khớp quá đột ngột giữa các bánh răng.
Do răng chịu quá tải khi làm việc, răng bị vấp vào vật lạ hay do răng được chế tạo bằng vật liệu không đảm bảo.
Do chế tạo và lắp ráp không đúng, kết cấu bộ truyền không hợp lý.
Do các vật nhỏ lọt vào bánh răng khi bánh răng truyền động làm mẻ răng, hoặc các chi tiết khác bị quá tải. Nhưng hầu hết các vết gãy do quá tải, mỏi, hoặc vật liệu dòn, chế tạo lắp ghép không chính xác… Răng thường gãy do ứng suất. Vết gãy thường bắt đầu ở góc lượn là nơi tập trung ứng suất


Để tránh hiện tượng gãy, vỡ bánh răng khi tính toán phải tính sức bền mỏi uốn, không kéo các vật nặng quá tải trọng cho phép được khuyến cáo bởi nhà sản xuất. Lựa chọn những thương hiệu pa lăng xích tốt hơn để tăng tuổi thọ sử dụng của thiết bị

Nếu trong trừơng hợp gãy nhiều răng tiến hành sửa chữa bằng phương pháp hàn và ghép răng hoặc thay bánh răng mới.

3) Bề mặt làm việc của bánh đĩa xích bị bong tróc :

Đây là dạng hư hỏng trên bề mặt của bánh đĩa xích, thường xảy ra trên các bộ truyền kín, không có bụi rơi vào, dầu bôi trơn tốt và đầy đủ. Trong các bộ truyền ít được bôi trơn hoặc bôi trơn không đầy đủ như bộ truyện hở thì hiện tượng tróc thường không xảy ra, vì bề mặt bị mài mòn trước khi xuất hiện vết nứt,tróc bề mặt, do bánh răng bị mỏi vì làm việc lâu với tải trọng lớn, bề mặt làm việc của răng bị quá tải cục bộ.





Bánh đĩa xích được sử dụng trong pa lăng xích kéo tay, lắc tay


4) Bề mặt làm việc của bánh đĩa xích bị xước.

Do thiếu dầu bôi trơn các bánh răng khi làm việc, nên sinh ra ma sát khô làm xước bề mặt răng.

Để giảm xước bề mặt cần có chế độ bôi trơn hợp lý.

5) Răng của bánh đĩa xích bị dính:

Thường xảy ra ở các bô truyền chịu tải trọng lớn, vận tốc cao, tại chổ ăn khớp nhiệt độ sinh ra cao, màng dầu bôi trơn bị phá vỡ, làm cặp bánh răng ăn khớp tiếp xúc nhau do áp suất nhiệt cao cặp dính vào nhau, khi chúng chuyển động những mãnh kim loại nhỏ sẽ bức khỏi bánh răng này và bám vào bánh răng kia, làm cho mặt răng bị gồ ghề, dạng răng bị méo mó. Dính thường xảy ra ở các bánh răng cùng vật liệu và không tôi cứng.

Để tránh hiện tượng răng bị dính cần tăng độ nhẵn và độ rắn bề mặt răng, dùng thêm dầu chống dính và chế độ bôi trơn hợp lý đầy đủ.

Ngoài ra bánh đĩa xích còn có các hư hỏng khác như: có vết nứt ở vành bánh răng, nan hoa và mai-ơ, bề mặt lỗ hoặc then trong mai-ơ bị ép vỡ, then hoa và các chỗ lượn mặt đầu răng bị vỡ.

Trên đây là 5 nguyên nhân gây hỏng bánh răng của pa lăng xích kéo tay, lắc tay. Thông thường nếu bánh đĩa xích bị hỏng thì bạn cần sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên có chuyên môn và dụng cụ để sửa còn đối với một số nguyên nhân hỏng pa lăng xích khác bạn có thể tự sửa chữa thì tham khảo bài viết Tự sửa chữa pa lăng khi bị hỏng – tại sao không thử ?

Công ty cổ phần phát triển máy công nghiệp Thăng Long – Nhà phân phối chính hãng các sản phẩm máy xây dựng – thiết bị nâng hạ nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam.

Không chỉ có pa lăng xích chúng tôi còn cung cấp các thiết bị nâng hạ khác như

Pa lăng xích điện

Pa lăng cáp điện

Tời kéo mặt đất

Để được tư vấn về kỹ thuật hoặc báo giá sản phẩm Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline để gặp trực tiếp các tư vấn viên của chúng tôi hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Email trongtai.thanglongjsc@gmail.com

Cách sửa chữa pa lăng xích nhanh và hiệu quả

Cách sửa chữa pa lăng xích nhanh và hiệu quả 

Pa lăng xích là tên gọi chung của loại pa lăng xích kéo tay hoặc pa lăng xích lắc tay. Đây là loại thiết bị nâng hạ được sử dụng nhiều trong các kho hàng, bãi tập kết, công trình.... Tuy đây là dòng thiết bị không cồng kềnh nhưng cũng khá nặng nên việc mang đi mang lại để sửa chữa mỗi khi gặp sự cố cũng không hề dễ dàng. Vì vậy trong bài viết dưới đây cũng tôi sẽ Hướng dẫn tự sửa chữa pa lăng xích tại chỗ.

Cách sửa chữa pa lăng xích nhanh và hiệu quả


1 ) Đối với việc kéo dây xích khó khăn do khô dầu mỡ hoặc bị nhét vật thể lạ các bạn có thể tháo hộp khung Pa lăng dùng dầu mỡ hoặc cồn chống gỉ RP7 để lau các chi tiết truyền động rồi tra dầu mỡ cho các cơ cấu , gỡ các vật thể lạ nhét trong cơ cấu.

2) Đối với trường hợp bị đứt dây xích ta chỉ cần thay dây xích là được, tuy nhiên ta cần sử dụng loại xích phù hợp với tải trọng của pa lăng và dùng loại xích đúng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng. Để biết được thông tin chính xác về loại xích sử dụng cho pa lăng lắc tay ta cần tham khảo các quyển sách hướng dẫn, Catalogue của nhà sản xuất. Hoặc đối với lỗi này để đảm bảo chắc chắn bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp để được tư vấn.

Chú ý : Khi mua các sản phẩm Pa lăng xích của công ty chúng tôi Quý khách sẽ luôn được kèm theo giấy tờ hướng dẫn sử dụng cũng như cataloge đi theo kèm thiết bị. Đây làm điểm khác biệt với các sản phẩm pa lăng trôi nổi trên thị trường.

3) Nếu Pa lăng xích kéo tay hoặc Pa lăng xích lắc tay bị hỏng bánh đĩa, đây là bộ phận quan trọng nhất dùng để truyền lực .

Các sự cố hỏng bánh đĩa như :

- Đĩa bị mòn : Phương pháp sửa chữa bằng cách hàn đắp

- Đĩa bị vỡ hoặc nứt : có thể sửa bằng phương pháp hàn gép bằng vít , hoặc thay thế bánh đĩa mới

Tuy nhiên bánh đĩa là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong các loại Pa lăng xích nên ta cần thay thế bánh đĩa mới . Đây là phương án tốt nhất , hiệu quả nhất để đảm bảo cho chất lượng của bộ truyền lực.

Tương tự như với xích tải thì bánh đĩa cũng cần thay thế đúng loại và phù hợp với tải trọng nâng của Pa lăng

Cách sửa chữa pa lăng xích nhanh và hiệu quả


4) Đối với các dòng pa lăng xích điện và pa lăng cáp điện.

Hãy chú ý bảo dưỡng xích và cáp thường xuyên bằng dầu mỡ để đảm bảo thiết bị vận hành an toàn. Thông thường 2 loại Pa lăng nay thường xảy ra các sự cố hỏng về điện hơn. Khi đó bạn cần phải có chuyên môn về sửa chữa điện 3pha mới xác định được nguyên nhân và cách khắc phục.

Trên đây chúng tôi đã nói sơ qua một số cách sửa pa lăng khi thiết bị này bị hỏng. Để được tư vấn kỹ thuật kỹ càng hơn Quý khách liên hệ với chúng tôi theo số Hotline, các chuyên viên của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách nhanh nhất.

Thăng Long Group là nhà phân phối các sản phẩm thiết bị nâng hạ như Pa lăng - tời kéo mặt đất - tời kéo mini và các loại máy xây dựng hàng đầu Việt Nam như máy đầm cóc, máy đầm dùi, máy đầm rung ....

Để được cung cấp sản phẩm cũng như tư vấn các thông tin cần thiết, Quý khách liên hệ với chúng tôi theo số Hotline để được cung cấp thông tin nhanh nhất.

Xin trân trọng cảm ơn !

Những điều cần chú ý về an toàn lao động

Để được an toàn trong lao động, chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp an toàn giúp cho công trình xây dựng tiến triển tốt. Sau đây là những lưu ý mà người lao động xây dựng cần chú ý.

 - Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn để người lao động đang làm việc tại dự án xây dựng phải có kiến thức về bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc và nhiệm vụ của mình.

 - Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công phải kiểm tra sức khỏe, huấn luyện kỹ thuật ATLĐ và biện pháp đảm bảo ATLĐ (trong thi công trong tất cả công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình gồm những công nhân đã được huấn luyện và chưa được huấn luyện ) theo TCVN 5308-91 và theo thông tư số 08/LDTBXH – TT ngày 11-04-1995 của Bộ lao động thương binh và xã hội – Hướng dẫn công tác về ATLD,VSLĐ. Sau khi huấn luyện xong lập danh sách mua bảo hiểm và cấp thẻ ATLĐ cho từng người đã được huấn luyện.

 - Ban chỉ huy công trình chịu trách nhiệm trước Giám đốc doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở người lao động trên công trường thực hiện những qui tắc về ATLĐ, tổ chức treo các biển báo ATLĐ đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ thấy và ở những vị trí có thể xảy ra tai nạn để nhắc nhỡ người lao động thường xuyên chú ý quan tâm đến công tác ATLĐ là quan tâm đến cuộc sống của chính mình.

 - Toàn thể cán bộ, CNV và những người lao động làm việc trên công trường luôn luôn tuân thủ các qui định về ATLĐ theo TCVN 5308-91 về qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng và các tiêu chuẩn về ATLĐ theo qui định hiện hành của Nhà nước.

 - Mua bảo hiểm cho máy móc thiết bị thi công các công trình phục vụ thi công theo quyết định số 663TC/QĐ-TCNH ngày 24-06-1995 của bộ tài chính.

 - Trong thi công xây dựng, Đội trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra nhắc nhở công nhân trong quá trình thi công về công tác ATLĐ.


 - Phải kiểm tra tình trạng máy móc thiết bị nâng hạ như: Pa lăng xích kéo tay, Pa lăng xích lắc tay,... phương tiện phục vụ thi công trước khi vận hành. Những người không có trách nhiệm, chưa được học tập qui trình kỹ thuật vận hành, chưa được giao nhiệm vụ thi công thì không được tùy tiện vận hành sửa chữa máu móc thiết bị thi công.



- Để đảm bảo an toàn trong lao động, các trang bị bảo hộ cá nhân cần phải được kiểm tra kỹ trước khi sử dụng. Cán bộ kỹ thuật hoặc tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng cho người lao động.
- Cán bộ, Công nhân khi vào Cổng bảo vệ Công trường phải có trang bị đầy đủ bảo hộ Lao động Quần áo Giày, mũ bảo hộ, Bảng tên … theo quy định của nhà thầu và Chủ Đầu tư. Không được tự ý mang theo chất Nổ, chất gây cháy, vũ khí vào Công trường. Không được mang theo hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích, tổ chức nấu nướng trong Công trường.
- Hết giờ làm việc phải ra khỏi Công trường ngoại trừ trường hợp được phép làm việc ngoài giờ của Ban Chỉ huy Công trường và chỉ làm việc trong phạm vi đã được cho phép.
- Đối với khách vào Công trường cũng phải mang bảng tên “Khách“, Mũ Bảo hộ… phải tuân thủ mọi quy định của Công trình và phải có người hướng dẫn trong suốt thời gian đi lại trong công trường.
- Đường điện, nước phục vụ thi công phải bố trí gọn gàng không gây trở ngại cho người, xe cộ và các phương tiện phục vụ thi công trên công trường.
 Khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng ở dưới chỗ làm việc có các chướng ngại vật, vật nguy hiểm thì phải đeo dây an toàn hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn. Khi thi công cùng một lúc ở 2 hoặc nhiều tầng trên cùng một đường thẳng thì phải có những thiết bị bảo vệ ATLĐ cho người ở tầng dưới.
- Khi Cẩu lắp các cấu kiện bắt buộc phải có sự kiểm tra trước và trong suốt quá trình Cẩu của Kỹ Sư Giám Sát và Cán bộ An toàn Lao động. Tuyệt đối không được ngồi trên Kèo hoặc qua lại bên dưới các Cấu Kiện Khi đang Cẩu. Không được đùa giỡn, tổ chức An uống, Nghỉ giải lao ngay trên Mái.

Trên đây là những biện pháp an toàn trong lao động xây dựng và sử dụng các máy móc xây dựng.
Để quá trình thi công được tiến hành thành công đạt tiến độ và an toàn cho người lao động thì người lao động cần tuân thủ các nguyên tác về an toàn lao động.

Những quy định về việc sử dụng cần trục tháp

Cần trục tháp hiện tại được dùng nhiều để làm mướn việc chuyển vận vật liệu hoặc vật dụng trong xây dựng công nghiệp. Các thống kê cho thấy cần trục có thể gây ra số đông tai nạn công trạng nghiêm trọng. Những tai nạn đó có thể phòng tránh được khi dùng cần trục đúng cách. Cụ thể như sau:



1. Các pháp luật chung:

- Cần trục tháp trước khi được đưa vào sử dụng phải được kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng khoa học của các trang bị và cơ cấu cần thiết như: trang bị an toàn, trang bị phòng ngừa, phanh, cáp,... nếu phát hiện có trục trặc, hư hỏng phải khắc phục xong mới được hoạt động (Phải có Giấy kiểm định an toàn của cơ quan có thẩm quyền);

- Chỉ những người đã qua tập huấn về chuyên môn và tập huấn về an toàn công sức mới được vận hành cần trục (Phải có chứng chỉ hành nghề vận hành cẩu tháp do cơ quan có thẩm quyền cấp);

- Các phòng ban di chuyển của máy phải được che đậy kỹ càng ở những địa điểm dễ gây tai nạn;

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để tránh nếu hỏng hóc trong quá trình thi công;

- Phải lái máy và thực hiện thao tác theo đúng tuyến xây dựng, lớp lang xây dựng công trình và các quy định về khoa học an toàn theo biện pháp thi công được thông qua;

- Trong thời kì nghỉ cần vứt bỏ kĩ năng tự hoạt động của máy, cần khóa, hãm và các phòng ban cần phải có. Máy phải được lắp đặt kiên cố, tin yêu trên bệ máy và mặt bằng nơi máy đứng;

- Khi làm việc đêm tối hoặc trong điều kiện thời thiết xấu, sương mù, thiếu ánh sáng thì bên cạnh hệ thống chiếu sáng, các máy phải luôn bật hệ thống chiếu sáng riêng để bảo đảm ánh sáng xây dựng, vừa là tín hiệu cảnh báo;

- Người lái cẩu cần kết hợp ngặt nghèo với người xinhan, người làm mướn việc treo buộc và kết nạp tải (gọi chung là phụ cẩu).

2. Các hành vi bị cấm khi hoạt động cẩu tháp:

- Không được nâng tải lớn hơn trọng tải ở tầm với tương ứng;

- Không được nâng tải khi tải treo chưa được bất biến;

- Không được nâng tải bị vùi dưới đất, bị vật khác đè lên;

- Không được cẩu với, kéo lê tải;

- Không được vừa nâng tải vừa quay hoặc di chuyển cần trục;

- Không được nâng, hạ tải vượt quá vận tốc điều khoản;

- Không thả chùng hoặc tháo bỏ dây treo tải khi chưa đặt tải vào vị trí kiên cố;

- Không để cần trục đứng làm việc hoặc dịch chuyển trên nền đất yếu, đất mới đắp, gần sát mép hố đào... hoặc có độ dốc lớn hơn điều khoản;

- Không nâng, hạ hoặc chuyển tải khi có đứa ở trên tải;

- Cấm dùng cần trục để chở người;

- Không chuyển tải qua đứa ở phía dưới;

- Không chuyển tải theo phương ngang ngẫu nhiên bảo đảm khoảng cách từ phía dưới tải nâng đến độ cao các vật trở ngại trên đường chuyển tải tối thiểu là 50cm;

- Không chuyển hướng dịch chuyển của các cơ cấu khi chưa dừng hẳn;

- Không để cần trục làm việc hoặc dịch chuyển gần đường dây tải điện, vi phạm khoảng cách an toàn;

- Không treo tải lơ lững trong lúc thôi việc;

- Không làm việc lúc có gió mạnh, khi tốc độ gió từ cấp 5 trở lên;

- Không làm việc lúc trời tối, sương mù không đủ ánh sáng.

Thông số kỹ thuật máy bơm Tsurumi TOS

*Ứng dụng:

Bơm chìm nước thải Tsurumi TOS là loại máy bơm cánh khuấy được hỗ trợ bởi động cơ 3 pha. Ứng dụng trong thoát nước thải trong nhà máy xử lý nước thải, và trong trạm thoát nước thành phố để bơm nước thải, hút nước bùn, trong ngành công nghiệp máy bơm xử lý nước làm mát, nước thải, vật liệu mài mòn, chất thải khu xử lý tôm, cá công nghiệp...

*Tính năng kỹ thuật:

Đường kính họng xả: 80mm, 100 mm

Động cơ: 2 – 20HP

Nhiệt độ chất lỏng: 0 – 40oC

Cánh bơm: Gang

Thân bơm: Gang

Điện áp: 380V/50Hz

*Bảng thông số kỹ thuật: máy bơm Tsurumi TOS

Phạm vi công suất
2.0HP đến 15 HP
Tốc độ vòng quay động cơ
2900RPM
Tốc độ xả đầu bơm
Tối đa 322 M
Điện áp tối đa
Tối đa 1.000 LPM
Áp lực vận hành
40bar tối đa
Kích thước cát trong nước
Tối đa 50 PPM


Thông số kỹ thuật máy bơm Tsurumi TOS