Công ty cổ phần phát triển máy công nghiệp Thăng Long chuyên nhập khẩu và phân phối các loại máy và thiết bị xây dựng hàng đầu Việt Nam

Lịch sử phát triển của máy móc và thiết bị xây dựng

Máy và thiết bị xây dựng là cụm từ chỉ chung cho các sản phẩm máy móc phục vụ cho ngành xây dựng công trình. 
Ở nước ta trong những năm gần đây, các công trình xây dựng đang có sự chuyển biến mà phát triển mạnh mẽ, một phần là do đời sống kinh tế xã hội đã có sự lớn mạnh nhưng phần lớn đó là sự phát triển của các loại máy xây dựng


Lịch sử phát triển của máy móc và thiết bị xây dựng

Máy xây dựng góp phần lớn cho sự phát triển nền xây dựng nước nhà



Nhờ chính sách mở cửa, cùng với đó là sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm xuất hiện ngày càng nhiều hơn các loại máy móc xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng công trình ở nước ta. Tính đến nay, nước ta phải có hàng trăm nghìn loại máy xây dựng khác nhau để phục vụ xây dụng công trình thay cho sức lao động thủ công. Cũng nhờ đó mà những công trình mang tầm cỡ quốc tế ra đời như tòa nhà cao Kengnam cao nhất Đông Nam Á, hay những cây cầu Tràng Tiền, Thăng Long , Nhật Tân dài ...va đẹp nhất Việt Nam hay mới đây là dự án đường sắt trên cao đang được xây dựng dần đi đến hoàn thiện.... Để làm được những công trình đó cần có sự hỗ trợ đặc lực từ các loại máy xây dựng. 


Vậy máy xây dựng đã hình thành và phát triển như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây. 

– Từ đầu thế kỷ XIX khi động cơ hơi nước ra đời đồng thời cũng xuất hiện máy móc xây dựng .

– Năm 1812 đã xuất hiện máy nạo vét lòng sông

– Năm 1836 máy xúc có dung tích gầu q = 1.14m3 và năng suất (30 – 40) m3/h ra đời .

– Tiếp theo là máy trộn bêtông, thang máy…chạy bằng động cơ hơi nước được sản xuất.

Khi động cơ đốt trong, động cơ điện, khí nén…được chế tạo thì máy móc xây dựng cũng được hoàn thiện theo và đạt tới trình độ hoàn hảo.

Ở nước ta, từ chỗ chỉ có vài chục máy lu hơi nước và máy trộn bêtông do Pháp để lại từ 1954, đến nay lực lượng máy xây dựng trong toàn quốc đã có khoảng 100 nghìn máy và thiết bị các loại. Các máy xây dựng này chủ yếu được trang bị cho các nghành thuộc Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải và Bộ thuỷ lợi, số còn lại nằm rải rác trong các nghành kinh tế khác.



SHARE
    Blogger Comment
    Facebook Comment

1 nhận xét: